DANH MỤC SẢN PHẨM

Hướng dẫn quy trình làm sạch phòng mổ bệnh viện - Phần 2

Amall Việt Nam
Thứ Tư, 10/05/2023

IV. LỊCH LÀM SẠCH/VỆ SINH PHÒNG MỔ/KHU PHẪU THUẬT

Danh mục vị trí vệ sinh Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng
Buồng phẫu thuật:
- Bắt đầu ngày làm việc
- Giữa 2 ca phẫu thuật
- Cuối ngày phẫu thuật
- Tổng vệ sinh
XXX X
Buồng tắm, nhà vệ sinh nhân viên: nền, bệ xí, bồn rửa, chân tường 2 lần/ngày
và khi cần
Phòng hồi tỉnh: bao gồm nền, tường, bồn rửa tay, bàn đầu giường 2 lần/ngày
và khi cần
Buồng vệ sinh, nhà tắm bệnh nhân: nền, bệ xí, bồn rửa, chân tường, nơi xử lý đồ bẩn,. 4 lần/ngày
và khi cần
Văn phòng, ghế ngồi, phòng kính quan sát phẫu thuật (looker room) X
Tất cả bề mặt ngang (giá, kệ, máy tính, bàn phím tính…) trong văn phòng, phòng theo dõi X
Bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị, máy móc (lau chùi bên trong và tra dầu mỡ) X
Máy hấp, sấy, cửa, tủ X
Đồ nội thất bao gồm cả xe đẩy, cáng đẩy, các bánh xe, máy móc, phương tiện, ống nghe điện thoại, bàn phím máy chuyên dụng, tay vịn, xe đẩy... X
Tủ lạnh, máy làm đá X
Kho và khu vực lưu giữ đồ sạch X
Tường, bao gồm cả cửa ra vào và cửa sổ của khoa X
Trần nhà, bao gồm cả đèn trần, phin lọc điều hòa không khí X

V. HƯỚNG DẪN PHA MỘT SỐ HOÁ CHẤT KHỬ KHUẨN LÀM SẠCH, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG PHÒNG MỔ/KHU PHẪU THUẬT
Môi trường BV có vai trò quan trọng góp phần lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế, khách thăm và cộng đồng, bởi vì tại đây có thể chứa một số tác nhân gây bệnh có khả năng lây lan lẻ tẻ hoặc thành dịch. Ngày nay, nhiều tác nhân gây bệnh tại các bệnh viện có nguy cơ lây lan thành dịch, trong và ngoài bệnh viện như: Vi khuẩn đa kháng thuốc: Tụ cầu vàng kháng Methicilline (MRSA), cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycine (VRE), Acinetobacter đa kháng, Clotridium difficile, Vi rút gây nhiễm khuẩn có nguy cơ gây dịch như vi rút hợp bào đường hô hấp (RSV), Rotavirus, Enterovirus 71 (gây bệnh cảnh
Tay-Chân-Miệng), Cúm A, SARS… Việc áp dụng đúng những khuyến cáo về vệ sinh môi trường có ý nghĩa quyết định trong việc kiểm soát lây nhiễm trong các cơ sơ y tế, cũng như trong cộng đồng.
Khảo sát thực trạng công tác vệ sinh phòng/khu phẫu thuật của 6 bệnh viện thuộc dự án GIZ năm 2012 cho thấy hầu hết các bệnh viện sử dụng hóa chất thông dụng chứa clo để làm sạch và khử khuẩn môi trường phòng/khu phẫu thuật. Trong đó có 3/6 bệnh viện sử dụng cloramin B (Thái Thụy, Diễn Châu, Quỳnh Lưu), 2/6 bệnh viện sử dụng Javel (Phụ sản Thái Bình và Đông Hưng). Chỉ có 1 bệnh
viện Đa khoa Nghệ An sử dụng Precept. Ba trong 6 bệnh viện (Phụ sản Thái Bình, Đông Hưng, Đa khoa Nghệ An) có sử dụng hóa chất vệ sinh công nghiệp có hương thơm để vệ sinh môi trường bên ngoài phòng phẫu thuật do các công ty vệ sinh công nghiệp thực hiện (thực chất các loại hóa chất này đều chứa clo). Vì thế, việc hướng dẫn sử dụng hóa chất cho vệ sinh môi trường khu phẫu thuật này tập trung vào việc sử dụng các hóa chất chứa clo là chủ yếu.

Xem thêm>>Những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện công việc làm sạch

1. Nguyên tắc lựa chọn hóa chất làm sạch và khử khuẩn môi trường bệnh viện
1) Hóa chất phải có phổ kháng khuẩn rộng.
2) Có khả năng làm sạch và tẩy rửa tốt.
3) Tác dụng nhanh khi tiếp xúc với bề mặt môi trường.
4) Có khả năng pha loãng và nồng độ sau pha ổn định kéo dài.
5) Không bị phân hủy bởi tác động của các yếu tố môi trường.
6) An toàn cho nhân viên, người bệnh, môi trường.
7) Hiệu quả khử khuẩn kéo dài trên bề mặt môi trường, vật dụng.
8) Dễ dàng sử dụng.
9) Không mùi (có mùi dễ chịu nếu có).
10) Kinh tế và dễ tìm kiếm trên thị trường.
2. Nguyên tắc pha và sử dụng hóa chất làm sạch, và khử khuẩn môi
trường, dụng cụ
2.1. Hóa chất được chia thành những liều nhỏ cho từng lần pha, phù hợp với khối
lượng dung dịch sử dụng mỗi lần, mỗi  đặc phải có nhãn ghi: tên, hàm lượng, cách pha để đảm bảo người dùng thuận tiện, pha chính xác.
2.2. Hóa chất làm vệ sinh và khử khuẩn được pha mỗi ngày, pha đúng nồng độ chỉ dẫn theo mục đích, đối tượng làm sạch, khử khuẩn (ví dụ như: sàn, bề mặt vật dụng, dụng cụ…có dính máu, dịch tiết?) và sau pha vẫn phải bảo quản tránh bay hơi và làm mất tác dụng trong suốt quá trình chưa sử dụng, thời gian bảo quản sau pha tùy theo loại sản phẩm sử dụng ( ví dụ như đối với sau pha chỉ để được trong vòng 24 giờ).
2.3. Hóa chất luôn được bảo quản để trong thùng, hộp đậy nắp, mầu tối, tránh ánh sáng và để cách xa tầm tay của trẻ em, xa nơi để thực phẩm chế biến. Cấm đựng hoá chất khử khuẩn trong các dụng cụ, chai thùng (đã và đang) dùng chứa thức ăn, nước uống thông dụng trên thị trường.
2.4. Pha hóa chất ở nơi có thông khí tốt. Người thực hiện pha hoá chất khi pha, không đứng đầu ngọn gió. Nên pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và theo khuyến cáo của cơ quan vệ sinh môi trường và kiểm soát nhiễm khuẩn. Ví dụ: Chỉ nên pha dung dịch có chứa clo với nước lạnh (nước nóng sẽ phá hủy sodium hypochlorit làm dung dịch không hiệu quả). Cấm hút hoá chất bằng ống hút trực tiếp vào miệng, cấn đo lường sử dụng bơm hút (quả bóp) bằng tay, máy.
2.5. Không đựng chung các loại hóa chất trong cùng vật chứa hoặc hoặc pha trộn với chất tẩy rửa khác (tránh các phản ứng hoá học trung hoà, lam giảm hiệu quả, phản tác dụng của hóa chất).

2.6. Khi pha hóa chất, người pha phải sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân như: khẩu trang, găng tay cao su và tạp dề chống thấm nước, kính bảo vệ mắt tránh dung dịch bị bắn vào mắt, miệng và cơ thể. Rửa tay ngay sau khi tháo găng.
2.7. Điều dưỡng trưởng khoa/khu/phòng phẫu thuật và điều dưỡng trưởng khoa KSNK chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nhân viên thực hành vệ sinh pha và bảo quản hóa chất khủ khuẩn cho đúng nồng độ.
2.8. Tất cả nhân viên y tế phụ trách việc vệ sinh môi trường và những người làm trực tiếp đều phải được học về vấn đề chọn lựa hóa chất, cách sử dụng và xử lý khi có sự cố sảy ra, tai nạn ngộ độc, dị ứng, bỏng hoá chất.
3. Một số hóa chất có thể sử dụng trong làm sạch môi trường phòng mổ
Có rất nhiều khuyến cáo cho việc sử dụng hóa chất trong vệ sinh phòng mổ, tuy nhiên với những cơ sở y tế nguồn lực còn hạn chế, thì hóa chất thường được khuyến cáo, sẵn có và không đắt là Clo, ngoài ra còn có thể lau những bề mặt máy môi trường nhỏ, khi khẩn cấp, cũng có thể sử dụng hoá chất sát khuẩn pha trong cồn 70 độ, tuy nhiên rất hạn chế đối với những vùng có sử dụng dao điện trong phẫu thuật.
- Để khử khuẩn bề mặt người ta có thể sử dụng dung dịch hydrogen peroxide phun sương khô, hoạc hỗ trợ bằng tia cực tím có bước sóng khoảng 280 nm, tuy nhiên hai phương pháp trên khá tốn kém cho những nơi có nguồn lực giới hạn.
- Việc sử dụng dung dịch có chứa clo để vệ sinh khu vực phòng mổ, cho đến hiện nay vẫn được khuyến cáo của WHO và nhiều tổ chức khác.
4. Hướng dẫn cách pha hóa chất chứa clo để làm sạch, khử khuẩn bề mặt
môi trường buồng bệnh và phòng/khu phẫu thuật
Các hợp chất chứa Clo (Cl) là một nguyên tố thuộc nhóm halogen được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn do có hoạt tính diệt khuẩn cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng.
Hoạt chất có tác dụng chủ yếu của các hợp chất chứa Clo là Axit Hypoclorơ (HClO) ở dạng không phân ly. Hoạt chất này sẽ bền vững hơn ở các chế phẩm chứa Clo có pH axit, do vậy các chế phẩm Clo có pH càng thấp (càng axit) thì tác dụng diệt khuẩn càng mạnh. Chẳng hạn, Natri Dichloro Isocyanurate (NaDCC) sẽ có tác dụng mạnh hơn hẳn so với dung dịch Javel có cùng hàm lượng Clo tổng cộng do hai nguyên nhân: Do Javel có bản chất kiềm còn NaDCC có bản chất axit; hơn nữa với NaDCC, chỉ có 50% lượng Clo sẵn có nằm ở dạng tự do (HClO và OCl-), phần còn lại là nằm ở dạng hợp chất (monochloroisocyanurate và dichloroisocyanurate).
Các hóa chất có chứa clo thường sử dụng ở Việt Nam bao gồm:
- Cloramin B chứa hàm lượng 25 – 30% clo hoạt tính
- Cloramin T chứa hàm lượng 25% clo hoạt tính

Nên phân khu vực phẫu thuật làm 3 vùng khác nhau dựa vào nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và đòi hỏi nồng độ hóa chất khác nhau như bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Phân loại mức độ ô nhiễm bề mặt môi trường bệnh viện và nồng độ dung dịch clo cần thiết cho làm sạch, khử khuẩn bề mặt

Mức độ ô nhiễm Bề mặt môi trường Nồng độ clo
Ô nhiễm nhẹ Một môi trường được coi là ô nhiễm nhẹ hoặc không bị ô nhiễm nếu bề mặt môi trường hoặc vật dụng không bị phơi nhiễm với máu hoặc chất dịch cơ thể, hoặc có thể môi trường đó có dụng cụ đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể (ví dụ như phòng khách, văn phòng, thư viện, lưu trữ, kho giữ dụng cụ sạch, phòng quan
sát phẫu thuật, phòng chuẩn bị dụng cụ thủ thuật, phẫu thuật)
0,1%
Ô nhiễm trung
bình
Một môi trường được coi là ô nhiễm ở mức độ trung bình nếu hoạt động thường quy gây cho bề mặt môi trường và/ hoặc có dụng cụ đang bị phơi phiễm máu hoặc dịch cơ thể hoặc chất thải chứa máu hoặc dịch tiết. Ví dụ:
- Buồng bệnh nhân,
- Buồng tắm, nhà vệ sinh
- Hành lang khu điều trị, khu phẫu thuật, nơi có bệnh nhân đi lại.
- Khoa khám bệnh
0,5%
Ô nhiễm nặng Một môi trường được coi là bị ô nhiễm nặng nếu bề mặt và / hoặc dụng cụ thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể. Ví dụ:
- Bộ dụng cụ đỡ đẻ, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ thủ thuật xâm lấn, bàn mổ, bàn đẻ, dụng cụ nội soi, dụng cụ thông tin, dụng cụ tiêm truyền tĩnh mạch, dụng cụ thay băng, bình hút
-Phòng mổ, phòng đẻ, phòng nội soi, phòng thủ thuật xâm lấn, phòng tiểu phẫu, buổng giải phẫu bệnh lý, phỏng mổ tử thi, phòng thông tim, buồng điều trị bệnh nhân bỏng, buồng cấp cứu.
- Nhà vệ sinh của người bệnh tiêu chảy mất kiểm soát
1%

Các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo trên thị trường hiện nay với nồng độ 0,5% và 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử khuẩn. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo hoạt tính. Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.
Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:
Lượng hóa chất (gam) =
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X số lít
X 1000
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sửdụng (%)*
* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Ví dụ:
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10/25) x 1000 = 200 gam.
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 60) x 1000 = 84 gam.

- Canxi hypocloride (Clorua vôi) chứa hàm lượng 70% clo hoạt tính
- Bột Natri dichloroisocianurate chứa hàm lượng 60% clo hoạt tính
- Nước Javen (Natri hypocloride hoặc Kali hyphocloride)

Bảng 2: Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính
thường sử dụng trong vệ sinh bề mặt môi trường

Tên hóa chất
(hàm lượng clo hoạt tính)
Cloramin B 25%
Lượng hóa chất cần để pha 10 lít
dung dịch có nồng độ clo hoạt tính
Cách pha
Hòa tan hoàn toànlượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ với 10 lít nước sạch, ở nhiệt độ thường.
0,1%
25 g
0,25%
100g
0,5%
200g
1,25%
500g
2,5%
1000g
Canxi HypoCloride (70%) 7.2g 36g 72g 180g 360g
Bột Natri dichloroisocianurate (60%) 8.4g 42g 84g 210g 420g

Các dung dịch khử khuẩn có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
5. Cách pha dung dịch Javel 120 clo (dung dịch của Pháp) hoặc clorox 160 (của Mỹ)
Pha loãng 1 phần Javel 12 độ clo hoặc clorox 16 độ clo với 20 hoặc 8 phần nước lạnh để lau chùi bề mặt môi trường, dụng cụ sẽ diệt được các loại vi khuẩn, virut bao gồm cả virut cúm.
6. Cách pha hóa chất Surphanios và Chlospray
Sử dụng dung dịch Surphanios nồng độ 0,25% pha tỷ lệ 20 ml hóa chất với 8 lít nước sạch ở nhiệt độ thông thường để ngâm khử khuẩn dụng cụ hoặc thấm khăn lau, lau bề mặt môi trường buồng bệnh, phòng phẫu thuật, bề mặt bàn, phương tiện, máy móc.
Trường hợp sử dụng Chlorspray 0, 25% để lau bề mặt máy móc, chỉ cần phun, xịt bề mặt máy móc mà không cần pha.
7. Cách pha viên Presept 2,5 g sử dụng trong vệ sinh và khử khuẩn môi trường
Viên nén Presept của Johnson and Johnson có mặt trên thị trường Việt Nam gần 20 năm nay, nó thuận tiện cho việc bảo quản, vận chuyển và pha sử dụng. Presept được đóng viên 2.5g hoặc 1g. Tùy thuộc mục đích sử dụng khác nhau mà pha nồng độ khác nhau và lưu giữ thời gian ngâm khử khuẩn khác nhau. Trong trường hợp vệ sinh bề mặt và khử khuẩn môi trường, cần dùng 1 viên Precept 2,5 g pha trong 10 lít nước sạch, nhiệt độ thông thường để có nồng độ 0,14% clo (1400 ppm) trong thời gian 10 phút. Trường hợp bề mặt môi trường dính máu hoặc chất tiết, tiêu diệt virut cúm sử dụng dung dung
dịch presept có nồng độ đậm đặc 1% (10.000 ppm, tức 7 viên 2,5 g/1 lít nước) và giữ trong thời gian 10 phút.
8. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hóa chất
- Tránh sờ tay lên mắt. Nếu clo vào mắt, ngay lập tức phải rửa với nước sạch ít nhất 15 phút và sau đó đi khám.
- Clo không được sử dụng chung hoặc trộn với chất tẩy rửa khác, vì nó sẽ làm giảm hiệu quả và là nguyên nhân của sự phản tác dụng của hóa chất.
- Khí độc được tạo ra khi clo tự do được trộn với acid của chất tẩy rửa như là khi sử dụng làm sạch và khử khuẩn nhà vệ sinh và khí độc này có thể là nguyên nhân gây chết hoặc tổn thương. Nếu cần thiết thì bước đầu tiên là sử dụng chất tẩy rửa và sau đó làm sạch với nước và cuối cùng mới sử dụng dung dịch có clo tự do để khử khuẩn.

Clo nguyên chất không bị pha loãng sẽ giải phóng ra khí độc khi nó tiếp xúc với ánh sáng và phải chứa ở nơi có nhiệt độ lạnh và đặt trong nhà kho tránh tầm với của trẻ em.
- Sodium hypochlorit sẽ bị mất tác dụng với thời gian, để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm, sử dụng clo mới mua và tránh để quá lâu.
- Dung dịch clo phải được pha mỗi ngày, có dán tên, ngày sử dụng và không sử dụng khi đã pha quá 24 giờ và phải đổ đi.
- Chất hữu cơ làm mất tác dụng của clo, do vậy bề mặt phải được làm sạch các chất hữu cơ trước khi khử khuẩn với clo.
- Đậy kín dung dịch clo sau khi đã pha, tránh ánh sáng, để trong thùng tối (nếu có thể) và để xa tầm tay của trẻ em.

Còn tiếp>>

TRÍCH DẪN TỪ " TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LÀM SẠCH MÔI TRƯỜNG PHÒNG MỔ"  DO do tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức - GIZ tài trợ , hỗ trợ Bộ Y tế.

 

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN
Trần Quý Tường

<< Bài trước | Bài tiếp theo>>

Viết bình luận của bạn
Thu gọn